Hiểm họa siêu bão Mặt trời – Con người đã chuẩn bị những gì để chống đỡ?

Những thông tin mới được thu thập bởi NASA về hoạt động trên bề mặt của Mặt Trời cho thấy có thể một cơn bão Mặt Trời sẽ xảy ra trong ngày 13/6. Ảnh hưởng của cơn bão này có thể tác động lên bầu khí quyển của Trái đất, tuy nhiên các tác động này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng trên Trái đất, theo đánh giá của các nhà khoa học.

Tuy nhiên, các tác động này có thể ảnh hưởng tới các loại hình truyền thông sử dụng sóng cao tần ở phần Trái đất đang quay về hướng mặt trời, tại thời điểm mặt trời bắn ra chùm lửa,” theo một tuyên bố trên website của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA).”Một vụ phun trào vật chất cực quang (Coronal Mass Ejection) kết hợp với các hoạt động được quan sát đang di chuyển sát sườn Trái đất, và được dự đoán sẽ thổi sượt qua Trái đất vào ngày 13/06 (tức là hôm nay)”.

Flare-up ... This 2012 image provided by NASA shows an M9-class solar flare erupting on t

Khi mặt trời đạt đến mức năng lượng cực đại trong chu kỳ 11 năm của nó, từ các khu vực hoạt động – được gọi là vết đen mặt trời – sẽ bắn ra các dòng hạt tích điện khổng lồ lan tỏa ra khắp hệ mặt trời. Và khi đó, một cơn bão mặt trời dù nhỏ cũng có thể tạm thời gây nhiễu sóng radio và phá vỡ định vị GPS, làm ảnh hưởng đến quá trình thu phát sóng vệ tinh và truyền hình.

Trong lịch sử, cơn bão mặt trời cuối cùng được ghi nhận có tên Carington, một cơn bão cực mạnh quét qua trái đất năm 1859. Nó tạo ra từ một vụ nổ lớn nhất từng được biết đến trên mặt trời, và được ghi chép bởi nhà thiên văn học Richard C. Carington. Và theo dự báo, năm nay rất có thể trái đất sẽ phải hứng chịu cơn bão mặt trời tiếp theo.

NASA cho biết, GPS cũng có thể bị ảnh hưởng bởi lửa mặt trời, nhưng “bức xạ có hại này không thể đi xuyên qua khí quyển Trái đất để ảnh hưởng tới con người,” website của tổ chức này cho hay.”Tuy nhiên, khi chúng đủ mạnh và dữ dội, chúng có thể gây ảnh hưởng tới tầng không khí mà các vệ tinh và thiết bị GPS, truyền thông… di chuyển”.

Ngày nay, các nhà khoa học có thể dùng vệ tinh quan sát mặt trời, chẳng hạn vệ tinh Solar Dynamics Observatory của NASA, để theo dõi và dự báo trước các cơn bão mặt trời hướng tới trái đất. Ngoài ra, vện nghiên cứu vật lýThái Dương Học Heliophysics của NASA đang sở hữu một đài thiên văn tuyệt vời để quan sát khoảng không gian giữa trái đất và mặt trời đồng thời ngày càng tăng cường khả năng dự đoán ảnh hưởng của các cơn bão mặt trời lên trái đất.

Tham khảo: News

Theo Genk.vn

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *