Project Volta: Đơn giản là Battery Saver hay còn nhiều ý nghĩa sâu xa?

Tóm tắt bài viết:

- Dự án Volta này của Google thúc đẩy các nhà phát triển quan tâm đến vấn đề tối ưu thời lượng pin cho thiết bị. Điều này đã giúp Google tìm ra một giải pháp mà họ vẫn gọi là “lazy first”.

- Để giúp cho người dùng có thể trải nghiệm đầy đủ lợi ích của dự án này, dĩ nhiên các nhà phát triển bên thứ ba cũng phải bắt tay vào công việc chứ không riêng các kỹ sư của Google.

- Cuối cùng, Battery Saver là công cụ đắc lực trong Project Volta mà mọi người dùng phổ thông đều có thể sử dụng. Theo Google, họ nói rằng người dùng có thể kéo dài thời lượng pin lên đến 90 phút với Battery Saver, giúp kéo dài thời lượng pin lên 20%.


Sau khi loại bỏ các thành phần đồ họa không cần thiết với Project Butter trên Android 4.1, tối ưu bộ nhớ với Project Svelte trên Android Kitkat 4.4 thì mới đây, Google lại tiếp tục công bố Project Volta, dự án mới nhất của hãng nhằm tối ưu thời lượng pin trên Android L.

Inside Project Volta: lazies first, or how Google plans to boost battery life on Android L by up to 20

Việc cải tiến thời lượng pin không phải là chuyện gì mới mẻ, tuy vậy, làm sao Google có thể thực hiện được điều đó? Trong quá trình nghiên cứu, các kỹ sư của Google đã phát hiện ra một sự thật rất thú vị: cứ mỗi giây hoạt động lãng phí (ví dụ như bộ xử lý bỗng dưng “tỉnh giấc” để xử lý một tác vụ mà nó hoàn toàn có thể xử lý sau) của một ứng dụng cụ thể sẽ làm giảm 2 phút thời lượng pin ở chế độ chờ. Bây giờ, hãy giả sử rằng điện thoại của bạn có 50 ứng dụng đang chạy, mỗi ứng dụng sẽ phát sinh 1 giây hoạt động lãng phí trong một giờ. Con số này nhìn qua thì có vẻ nhỏ nhưng khi tính tổng cộng lại, điện thoại của bạn sẽ bị mất 100 phút thời lượng pin ở chế độ chờ trong tổng số thời gian mà tất cả các ứng dụng này hoạt động.

Project Volta: Không còn đến trước, xử lý trước

Dự án Volta của Google nhằm thúc đẩy các nhà phát triển quan tâm đến vấn đề tối ưu thời lượng pin cho thiết bị. Điều này đã giúp Google tìm ra một giải pháp mà họ vẫn gọi là “lazy first”. Về cơ bản, thuật ngữ này chỉ việc khuyến khích các nhà phát triển lập lịch để xử lý các tác vụ không khẩn cấp sau cùng. Đây thực sự là một sự thay đổi lớn trong việc viết ứng dụng khi mà theo phương pháp phát triển ứng dụng theo hướng tối ưu hiệu suất, các tác vụ sẽ được xử lý theo kiểu đến trước, xử lý trước.

Project Volta: Đơn giản là Battery Saver hay còn nhiều ý nghĩa sâu xa?

Với phương pháp tiếp cận “lazy first” này, khi có nhiều ứng dụng chạy trên máy, hiệu ứng cộng hưởng mà nó mang lại rất lớn. Hãy tưởng tượng, thay vì mỗi ứng dụng lại đánh thức thiết bị vào một thời điểm khác nhau để xử lý tác vụ của riêng nó, thì với “lazy first”, các tác vụ sẽ được gom vào và được thiết bị xử lý một thể, tránh việc đánh thức thiết bị nhiều lần gây hao pin. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ hiệu quả cho với các tác vụ không yêu cầu phản hồi kết quả lại ngay cho người dùng. Còn đối với các trường hợp còn lại, các nhà phát triển sẽ vẫn giữ nguyên phương pháp đến trước, xử lý trước.

JobScheduler giúp các nhà phát triển tiếp cận “lazy first” dễ dàng hơn

Để giúp cho người dùng có thể trải nghiệm đầy đủ lợi ích của dự án này, dĩ nhiên các nhà phát triển bên thứ ba cũng phải bắt tay vào công việc chứ không riêng các kỹ sư của Google. Bộ API mới với tên gọi JobScheduler cung cấp cho nhà phát triển các công cụ để giúp ứng dụng trở nên “lười biếng” hơn; với ứng dụng này, nhà phát triển hoàn toàn có thể trì hoãn một số tác vụ cho đến khi có kết nối WiFi, 3G hay đến khi điện thoại được cắm sạc…

Project Volta: Đơn giản là Battery Saver hay còn nhiều ý nghĩa sâu xa?

Đây thực sự không phải là một phương pháp tiếp cận mới mẻ trong việc tối ưu thời lượng pin. Microsoft đã thực hiện điều tương tự trên Windows 8 và Apple cũng đã áp dụng cách này đối với OS X Marverick. Tuy nhiên, Google là hãng tiên phong trong việc áp dụng phương pháp này trên di động.

Theo dõi lịch sử pin

Một yếu tố khác có mặt trong Project Volta nhằm đạt được khả năng cải tiến pin vượt trội, đó chí là Battery Historian. Về cơ bản, đây là công cụ dành cho các developer có thể sử dụng để theo dõi các hoạt động của ứng dụng với mức độ chi tiết cao (hiển thị từng lần ứng dụng ép vi xử lý thức dậy trên giao diện timeline theo từng giây)

Inside Project Volta: lazies first, or how Google plans to boost battery life on Android L by up to 20

Với Battery Historian, các nhà phát triển sẽ có thể tìm thấy nguyên nhân tại sao ứng dụng lại gây tốn pin một cách rõ ràng và tìm các khắc phục nó.

Battery Saver: cho phép điện thoại chạy thêm được 90 phút

Cuối cùng, Battery Saver là công cụ đắc lực trong Project Volta mà mọi người dùng phổ thông đều có thể sử dụng. Theo Google, họ nói rằng người dùng có thể kéo dài thời lượng pin lên đến 90 phút với Battery Saver do tính năng này thực hiện các tác vụ như: giảm xung của bộ vi xử lý cũng như cắt giảm bớt số lõi hoạt động, giảm tỉ lệ làm tươi của màn hình và giới hạn dữ liệu chạy nền.

Project Volta: Đơn giản là Battery Saver hay còn nhiều ý nghĩa sâu xa?

Người dùng có thể kích hoạt Batteyr Saver trong mục cài đặt vào bất cứ thời điểm nào hoặc có thể thiết lập tự động để tính năng này tự kích hoạt khi pin chỉ còn 15%. Công cụ này có thể thực sự làm người dùng bớt bực dọc về vấn đề thời lượng pin trên các smartphones; và trong khi chúng ta đã được thấy các giải pháp từ Samsung hay HTC về vấn đề này, thật tuyệt vời khi Google đã đem tính năng này lên Android gốc để có thể sử dụng cho tất cả các thiết bị.

Thời lượng pin kéo dài hơn 20% trên Android L

Thật tốt khi biết được Project Volta thực sự đem lại hiệu quả chứ không phải là lý thuyết xuông. Thử nghiệm trên chiếc Nexus 5 cho thấy thời lượng pin của thiết bị này đã được kéo dài thêm 20% và thực sự không có gì nghi ngờ về điều đó. Khi tất cả những nhà sản xuất, lập trình viên tối ưu ứng dụng của họ, những chiếc điện thoại khác đều sẽ có thời lượng pin được cải thiện tương tự.

Theo Genk.vn

Add a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *